Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, nhiều sự phát minh khoa học nhưng cùng kèm theo sự phát sinh của những tiềm ẩn nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em. Chính vì vậy, các cô giáo trong trường mầm non nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cần hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ nói chung và đặc biệt các trẻ từ 5-6 tuổi nói riêng cho con mình từ sớm.
Đây là độ tuổi khám phá, tò mò nên bé sẽ không biết cách đề phòng những mối nguy hiểm. Vì thế, trẻ cần học những kỹ năng cơ bản ngay từ lúc còn ít tuổi để xử lý các tình huống và bảo vệ bản thân.
Kỹ năng sống cho cho trẻ từ 5-6 tuổi.
Kỹ năng sống là những kỹ năng phục vụ bản thân, hành vi cư xử cơ bản mà bất kỳ trẻ con người nào cũng cần có để có cuộc sống vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi là cơ hội cho trẻ học tập, trải nghiệm, mở mang kiến thức, kỹ năng, khám phá thế giới xung quanh. Việc giáo dục cho trẻ biết những kỹ năng sống là vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển an toàn, tự tin khám phá thế giới muôn màu. Sau đây là một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ từ 5- 6 tuổi:
* Nội dung trẻ được học khi ở trường, cũng như phối hợp khi ở nhà với bố mẹ, người thân
1. Nhắc trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bố và mẹ.
Bố mẹ cần dậy trẻ nhớ địa chỉ nhà cùng số điện thoại và thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều rất quan trọng trong trường hợp chúng bị lạc khỏi bố mẹ. Kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi có thể giúp bé trong lúc bị lạc, trẻ khóc, lúng túng, chưa thể nhớ ra số điện thoại và địa chỉ của nhà, bố mẹ nên ghi số điện thoại và địa chỉ nhà vào tờ giấy nhỏ, để vào trong túi của trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi gặp nguy hiểm.
2. Dạy trẻ phải làm gì khi bị lạc bố mẹ?
Hãy đặt ra trường hợp với trẻ, khi trẻ bị đi lạc thì trẻ hãy đứng yên tại chỗ, không khóc, bình tĩnh nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà. Hoặc nhờ người lớn gọi điện hoặc đưa đến đồn công an gần nhất.
3. Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ
Dạy trẻ trong trường hợp có người lạ đến cầm tay dắt đi, trẻ nên la thét, khóc to, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người lớn xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và sẽ đến giúp đỡ trẻ.
4. Dạy trẻ khi ở nhà một mình
Trường hợp khi trẻ phải ở nhà một mình, có người lạ đến nhà, cần dậy trẻ nguyên tắc không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ, ông bà. Nếu thấy người lạ vẫn chưa rời đi thì trẻ hãy bật ti vi thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để người lạ nghĩ trong nhà có người lớn.
5. Dạy trẻ tuyệt đối không được tin và nghe lời người lạ
Bố mẹ hãy dạy trẻ những trường hợp khi gặp người lạ, phân tích các trường hợp cho trẻ khi gặp phải người xấu. Dạy trẻ biết chỉ được đi ra ngoài cùng với bố mẹ, ông bà, anh chị ruột. Ngoài những người đó ra không được đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu bố mẹ không báo trước. Ngoài ra bố mẹ còn cần dặn trẻ tuyệt đối không được nhận quà của người lạ khi không có bố mẹ bên cạnh. Hãy dạy trẻ nếu thấy người lạ cho đồ ăn thì từ chối và nói “con phải hỏi xin phép bố mẹ mới được ăn”.
6. Giáo dục giới tính cho trẻ.
Trẻ từ độ tuổi 5-6 đang ở vào giai đoạn tâm lý tính dục đặc biệt – thời kỳ nụ hoa tính dục. Giáo dục không đúng có thể gây hậu quả con trai nữ tính hóa hay con gái bị nam tính hóa, biến thái tình dục sau này… Bố mẹ hãy giới thiệu cho trẻ những trò chơi, công việc phù hợp với giới tính của trẻ, khuyến khích trẻ chơi, cùng làm, và nói về cảm nhận sau các hoạt động đó. Qua các hoạt động này, bé sẽ hiểu hơn và phân biệt được những hoạt động nào của nam và hoạt động nào của nữ.
7. Dạy trẻ biết tránh bị xâm hại cơ thể.
Bố mẹ nên dậy càng sớm càng tốt về ý thức bảo vệ bản thân của trẻ. Bố mẹ phải dậy trẻ mặc đồ lót ngay từ sớm, kể cả bé trai và bé gái. Giải thích cho bé hiểu bộ phận sinh dục là bộ phận cần được bảo vệ, không cho ai động vào vùng cơ thể mặc đồ lót. Hạn chế cho bé gái mặc váy quá ngắn hay trang phục hở nhiều khi ở nơi công cộng và khi đến trường. Bố mẹ hãy dạy trẻ đâu là các hành vi xấu như: sờ mó, cho trẻ xem hình ảnh, xem phim khiêu dâm. Kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi – nhận thức được đâu là hành vi xấu mới giúp trẻ có thể tự bảo vệ và kêu gọi sự giúp đỡ. Nói với trẻ báo ngay cho bố mẹ biết nếu có ai chạm vào cơ thể và làm trẻ sợ, đau… Hãy dạy trẻ biết rằng việc nói ra mọi chuyện với bố mẹ là cách tốt nhất và chỉ bố mẹ mới có thể giúp được trẻ.
8. Dạy trẻ cách đi đường một mình an toàn
Trên đường đi có trẻ đi cùng, bố mẹ hãy thường xuyên hướng dẫn trẻ nhìn cách đi đường đúng theo luật giao thông đi bộ lên hè đường, đi bên phải đường; cách đi khi có đèn xanh- đèn đỏ- đèn vàng… Tuy nhiên, bố mẹ dạy trẻ không chạy trên đường hay chạy trong khi sang đường và tuyệt đối không bao giờ được tự sang đường một mình. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần được người lớn dắt tay khi sang đường.