Chắc hẳn không ít lần, bạn phải trổ đủ “chiêu trò”, ”ngón nghề” mới dỗ dành được bé nhà mình ăn đc vài thìa cơm hay vài muỗng cháo. Nhìn sang những gia đình bên cạnh sao con người ta ăn uống dễ dàng quá. Thấy con “nhà người ta”, tự xúc ăn, "chén" vèo tô cơm chưa đầy 30 phút mà nhiều mẹ có con biếng ăn tấm tắc khen và thầm ao ước giá như con mình được chút con nhà người ta thì có lẽ mỗi bữa ăn của hai mẹ con không còn là cuộc chiến. Vậy họ có bí quyết gì để giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn, ăn ngon lành tất cả mọi thứ vậy? Chúng ta hãy cùng chia sẻ với nhau các mẹ nhé!
Nhiều mẹ có con biếng ăn khát khao biết bao giờ con mình ăn ngon như thế
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
- Thời gian cho mỗi bữa ăn của bé kéo dài trên 40 phút.
- Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được ít hơn so với các bé cùng độ tuổi.
- Bé chỉ ăn vài thứ thức ăn, không chịu ăn các loại thức ăn khác.
- Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn, không chịu nuốt…
Nguyên nhân gây tình trạng bé biếng ăn, ăn không ngon miệng
- Yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng này (bé bị ép ăn bằng mọi cách gây tâm lý sợ hãi khi đến bữa ăn, sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn… cũng khiến bé từ chối thực phẩm).
- Nếu đã cho con ăn đúng cách, bé cũng không có vấn đề gì về tâm lý thì nguyên nhân có thể do một căn bệnh tiềm ẩn khác. Cần đưa bé đi khám để biết và khắc phục kịp thời.
- Ngoài ra, bé có thể biếng ăn do thức ăn không được tiêu hóa hết, món ăn đơn điệu và không hấp dẫn.
Trẻ mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn mẹ nên chú ý
Hậu quả của tình trạng bé biếng ăn
Biếng ăn nếu không được phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
- Bé sẽ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, sẽ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng.
- Bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
- Bé dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập trước mắt và có thể kéo dài đến 5 năm sau.
Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày
Cảm giác ngon miệng giúp bé ăn nhiều và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Để giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây bé biếng ăn và trị tận gốc.
Trước tiên, cần tìm xem có nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý không? Và tìm cách khắc phục... Tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng….
Dinh dưỡng hợp lý: Đây chính là giải pháp hàng đầu.
Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng răng miệng. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi.Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Thực đơn nên đa dạng hóa để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đổi nhiều món, tránh ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ. Bạn cũng cần lưu ý việc trẻ thiếu các vi chất như Sắt, Kẽm và Lysine (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng) cũng là nguyên nhân gây biếng ăn.
“Nguyên tắc” cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, bạn cứ nấu cho bé ăn. Sau đó mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa ăn để bé làm quen dần.
Vận động thể lực: Muốn trẻ ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt. Ăn được ngủ được chắc chắn bé sẽ lên cân “đều đều”.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của bé: Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn và vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh)… Do đó dễ gây kém hấp thu dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, suy giảm sức đề kháng…
Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng nên cho bé bổ sung các vi khuẩn có ích từ các loại men vi sinh có trong thực phẩm như sữa chua, men tiêu hóa
Bữa ăn vui vẻ.
Hãy làm bạn với trẻ, chơi với trẻ, quan tâm trẻ. Tuyệt đối không nên quát mắng, đe dọa, tạo tâm lý sợ hãi, căng thẳng trong giờ ăn của bé nhé!