STEAM: Làm một bàn tay robot cử động được.
S: Khám phá:
- Khám phá đặc điểm, cấu tạo, cơ chế, hoạt động của bàn tay.
- Nguyên nhân, kết quả: Vì một số người tay không hoạt động được nên chế tạo bàn tay robot để giúp con người làm việc đơn giản.
- Nguyên lý làm bàn tay robot chuyển động được.
T: Công nghệ:
Sử dụng máy tính xem video cấu tạo và cử động của bàn tay.
E: Chế tạo:
Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra bàn tay robot cử động được
A: Nghệ thuật:
Vẽ thiết kế bàn tay robot. Vẽ trang trí bàn tay từ các nguyên vật liệu.
M: Toán:
Đếm, nhận biết số lượng ngón tay, đốt ngón tay trong phạm vi 10
|
1. Kiến thức:
- Trẻ biết số lượng trong phạm vi 20
- Trẻ biết 1 số chất liệu, vật liệu rời như: bìa, thùng cartong, ống hút nước nhựa, băng dính 2 mặt, keo sữa, xốp dính…
- Hiểu ý nghĩa của việc tại sao phải làm bàn tay robot
- Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn đẻ cùng thực hiện hoạt động chung.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
- Vẽ phối hợp các nét cong, nét xiên, nét ngang, nét thẳng…
- Phối hợp gắn đính các vật liệu khác nhau để tạo ra bàn tay robot
- Kĩ năng làm việc nhóm
- Đếm thành thạo trong phạm vi 10
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
- Chú ý quan sát và lắng nghe câu hỏi của cô
|
- Đồ dùng của cô:
+ Nhạc bài hát: one little finger, nhạc không lời…
+ Mô hình bàn tay từ bìa cartong, chất liệu, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa, bút chì, băng dính….
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mô hình bàn tay từ bìa carton, chất liệu, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây thừng, bìa cattong, bút chì, keo sữa, dây chun…
|
1. Ổn định tổ chức:
Cô và trẻ cùng nhau vận động theo hát bài “ One little finger”.
- Trò chuyện với trẻ vào bài học:
+ Cô và các con vừa hát bài hát nói về những bộ phận nào? Con dùng bộ phận nào để chỉ vào các bộ phận khi hát?
+ Hôm nay cô có 1 câu chuyện muốn gửi tới các con, các con hãy cùng chú ý lên màn hình nhé!
+ Các con vừa được xem câu chuyện 1 bạn nhỏ có vấn đề gì? Bạn bị làm sao?
- Đưa ra câu hỏi để trẻ giải quyết vấn đề: Các bạn không may mắn bị tật nguyền ở tay như vậy các con có cách gì để các bạn đó có lại được đôi tay để cầm nắm hoạt động như người bình thường không?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Steam: Làm một bàn tay robot cử động được.
Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động:
* HĐ1: Khám phá đôi bàn tay
Khoa học: S – science :
- Cho trẻ giơ hai bàn tay ra và quan sát bàn tay của mình. Hỏi trẻ:
+ Bàn tay có đặc điểm gì?
+ Mỗi bàn tay có mấy ngón tay?
+ Mỗi ngón tay có mấy đốt?
- Cô cho trẻ lấy 1 tay nắm chặt cổ tay bàn tay còn lại, sau đó yêu cầu trẻ cử động ngón tay khi cổ tay bị nắm chặt để cảm nhận được sự chuyển động của các dây cơ, các đốt ngón tay. Hỏi trẻ: Khi cử động từng ngón tay các con thấy có điều gì xảy ra khi nắm chặt cổ tay đó? Vì sao bàn tay cử động được?
Công nghệ: T – Technology:
- Cho trẻ xem video về hoạt động của khớp bàn tay ( trong quá trình xem Gv dừng lại ở hình xương bàn tay, gt cho trẻ cấu tạo xương bàn tay, đếm số đốt xương ở bàn tay).
- GV hướng dẫn trẻ cách làm 1 ngón tay cử động được. Trong quá trình hướng dẫn GV phân tích cách làm:
Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con cách tạo một ngón tay cử động được.
Toán: M – Math:
+ Trên bàn tay có mấy ngón tay?
+ Đây là ngón gì? Trên ngón trỏ có mấy đốt ngón tay? Gập ngón trỏ thành 3 đoạn, sau đó dùng keo sữa lần lượt vào các đốt ngón tay. Tiếp đó, lấy 3 ống hút gắn từng ống hút lên keo sữa. Cô làm tiếp tương tự với các ngón khác. Để ngón tay cử động được, lấy 1 sợi dây luồn qua các ống hút từ trên xuống dưới. Cuối cùng kéo thử cho trẻ thấy sự cử động của ngón tay.
+ Các con có muốn sáng chế 1 một bàn tay robot có thể cử động được giống như cô không?
* HĐ 2: Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng:
Chế tạo: E – Engineering:
- Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm bàn tay robot cử động được?
Cô giới thiệu cho trẻ biết 1 số nguyên vật liệu để làm ra bàn tay robot: ống hút, bút chì bìa cartong, keo sữa, kéo, dây thừng, dây chun để các con chế tạo bàn tay robot cử động được
- Tìm được nguyên vật liệu để thực hiện dự án rồi các con phải làm gì?
- Có bản vẽ rồi con sẽ làm gì tiếp theo?
- Trong khi chế tạo con cần chú ý yêu cầu gì?
*HĐ 3: Thiết kế:
Tạo hình : A – Art:
- Trẻ về 2 nhóm tự vẽ 1 bản thiết kế về 1 bàn tay robot cử động được mà trẻ sẽ làm.
(Kỹ năng tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên)
- GV đi đến các nhóm hỏi trẻ:
+ Con đã vẽ xong bản thiết kế của mình chưa?
+ Bản vẽ có đầy đủ các chi tiết của bàn tay không? Con có muốn bổ xung gì thêm không?
*HĐ 4: Trẻ thực hiện:
Chế tạo: E – Engineering:
Các con đã hoàn thiện bản vẽ rồi, bây giờ hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận xem mình sẽ làm robot cử động được như thế nào? Cần công cụ và vật liệu gì?
-> Trẻ lựa chọn nguyên vật liệu làm bàn tay robot cử động được.
-> GV lắng nghe, quan sát trẻ làm và gợi ý cho trẻ nếu trẻ gặp khó khăn.
Tạo hình: A – Art:
Cho trẻ trang trí mô hình bàn tay robot cử động.
*HĐ 5: Đánh giá, chỉnh sửa, trình bày:
Cho trẻ chia sẻ và đánh giá sản phẩm với các bạn cả lớp. Hỏi trẻ về bàn tay robot đã làm:
- Bàn tay robot của con đã giống mẫu thiết kế chưa?
- Bàn tay robot của con được làm bằng chất liệu gì?
- Bàn tay robot có cử động được không?
Nếu trẻ chưa làm xong hoặc chưa đủ yêu cầu, hoặc không cử động được Gv đặt câu hỏi để trẻ tìm ra phương án khắc phục:
- Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào?
- Nếu làm tiếp thì con sẽ làm gì?
Và cho trẻ thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa.
3. Kết thúc:
Cô thấy các con đã làm đúng được theo yêu cầu của cô ra đó là làm 1 bàn tay robot có thể cử động được rồi, nhưng các con thử xem bàn tay robot của chúng ta đã cầm nắm được chưa? Vậy thì các con về nghĩ thử cho cô xem làm thế nào để bàn tay có thể cầm nắm được đồ vật nhé. Hẹn các con ở dự án lần sau nha!
|