1. Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Chúng mình hãy cùng hát bài “Cái mũi” nhé!
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về cái gì ?
- Cái mũi dùng để làm gì?
- Nhờ có gì mà mũi có thể thở được? (Nhờ có không khí)
- Các con đã biết gì về không khí chưa?
- Vậy hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về không khí nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của không khí * Trải nghiệm bắt không khí
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm làm thí nghiệm để biết được tính chất của không khí
+ Nhóm 1: Thí nghiệm bắt không khí bằng túi nilong => không khí không màu, không mùi, không vị
+ Nhóm 2: Thí nghiệm thả 1 quả bóng chứa nước và 1 quả bóng chứa không khí vào chậu nước => không khí nặng hay nhẹ.
+ Nhóm 3: Trí nghiệm nhấn chai nước rỗng vào chậu nước => không khí có ở khắp mọi nơi cả trong những vật rỗng
Kết luận: Không khí có ở khắp mọi nơi cả trong những vật rỗng, không khí không màu, không mùi và không có hình dạng nhất định.
- Cô cho trẻ ngồi về vị trí nhắm mắt lại và hít thở thật sâu (Cô xịt nước hoa xung quanh lớp)
- Các con có ngửi thấy mùi gì không?
- Tại sao các con lại ngửi được mùi thơm?
=> Vì mùi thơm đã hòa vào không khí và không khí có thể chuyển động được từ nơi này đến nơi khác nên chúng mình có thể ngửi được mùi thơm
Hoạt động 2: Ích lợi của không khí
* Trải nghiệm với nến để biết không khí rất cần cho sự cháy
- Cô làm ảo thuật: Đốt 2 cây nến, 1 cây nến bị úp ly thủy tinh. Trẻ quan sát và nhận xét
- Tại sao khi cô úp chiếc ly vào thì cây nến bị tắt?
=> Vì nến cháy được là nhờ không khí, khi cô úp chiếc ly lại cô đã chặn không cho không khí lọt từ bên ngoài vào trong nên khi hết không khí cây nến đã từ từ tắt. Vì vậy không khí rất quan trọng cho sự cháy. Lửa cháy được là nhờ không khí nếu không có lửa thì bố mẹ sẽ không thể nấu cho chúng mình những món ăn ngon
* Trải nghệm cảm giác ngưng thở trong vài giây để biết không khí cần cho sự sống
- Cô trò mình sẽ cùng chơi thi xem ai nín thở lâu nhất nhé!
- Cho trẻ bỏ tay bịt mũi và hỏi trẻ thấy thế nào? (mệt, khó chịu)
- Khi bịt mũi vào các con thấy mệt, khó chịu, không thể thở được, vì sao nhỉ? (Vì không có không khí vào người )
=> Vì vậy không khí rất quan trọng đối với con người, động vật và các loài thực vật trên trái đất. Nếu không có không khí con người và sự vật sẽ không thể tồn tại được.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và cách bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Không khí rất quan trọng đối với chúng ta, 1 bầu không khí sạch cũng góp phần tạo nên sức khỏe cho cuộc sống đấy các con ạ.
- Vậy các con có biết những nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường không? (Cháy rừng, đốt rác thải, khói của ô tô, xe máy, bụi…).Cho trẻ xem clip.
- Để cho không khí trong lành chúng mình phải làm gì?(Trồng nhiều cây xanh, Bảo vệ môi trường, không được vứt rác bừa bãi,..).Cho trẻ xem 1 số hình ảnh.
=> Muốn cho không khí trong lành thì cô và các con hãy Trồng nhiều cây xanh cùng nhau bảo vệ môi trường, không được vứt rác bừa bãi, không được thải chất độc hại ra môi trường nhé.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Trò chơi: Vượt chướng ngại vật
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm. Nhiệm vụ của trẻ lần lượt vượt qua các chướng ngại vật và chọn những hình ảnh phù hợp dán vào cột nên và không nên. Trẻ chơi theo luật chơi tiếp sức
Luật chơi: Không được chạm vào chướng ngại vật. Đội nào nhanh hơn thì đội đó giành chiến thắng
3. Kết thúc
- Hôm nay được khám phá về gì? Chúng mình thấy không khí có kì diệu không? ( không khí thật là kì diệu, không khí làm cho con người có thể thở được, không khí còn làm cho chúng mình được chơi những trò chơi rất là thông minh và bổ ích).
- Buổi học hôm nay đến đây là hết rồi cô Linh thấy bạn nào học cũng rất là ngoan chơi trò chơi rất giỏi.
|